Break trong JAVA

0
2333
Tìm hiểu về Break trong Java qua ví dụ

Breack trong Java có tác dụng gì?

Trong một vòng lặp của chương trình Java, khi gặp câu lệnh break, vòng lặp sẽ bị chấm dứt ngay lập tức và điều khiển chương trình tiếp tục chạy ở câu lệnh tiếp theo sau vòng lặp.

Break trong Java được sử dụng để ngắt vòng lặp hoặc switch. Nó phá vỡ dòng chảy hiện tại của chương trình ở điều kiện chỉ định. Trong trường hợp vòng lặp bên trong, nó chỉ phá vỡ vòng lặp bên trong.

Tìm hiểu về Break trong Java qua ví dụ
Tìm hiểu về Break trong Java qua ví dụ

Ví dụ sử dụng Break trong Java

Chúng ta sẽ xem qua các ví dụ để hiểu rõ cách hoạt động của Break.

Ví dụ 1: Sử dụng Break trong vòng lặp for

Ví dụ chương trình sử dụng vòng lặp for in ra số nguyên từ 1 đến 10. Tuy nhiên, nếu lặp đến lần thứ 5, chúng ta không muốn tiếp tục chạy vòng lặp nữa và thoát hẳn khỏi vòng lặp. Chúng ta sẽ sử dụng break, như sau:

//Ví dụ sử dụng Break trong Java  
public class BreakExample {  
public static void main(String[] args) {  
    //Sử dụng vòng lặp for
    for(int i=1;i<=10;i++){  
        if(i==5){  
            //Thoát khỏi vòng lặp 
            break;
        }  
        System.out.println(i);  
    }  
  }  
}  

Bạn đoán kết quả sẽ như thế nào?

1
2
3
4

Chương trình chỉ in ra số nguyên từ 1 đến 4. Lý do là, nếu i == 5 thì beak (thoát) khỏi vòng lặp.

Sử dụng Break trong vòng lặp whilevòng lặp do while cũng tương tự như trên.

Ví dụ 2: Sử dụng Break trong vòng lặp bên trong vòng lặp

Chúng ta sẽ thử đặt câu lệnh break tại một vòng lặp bên trong vòng lặp thử xem xảy ra kết quả như thế nào nhé:

//Đặt break tại vòng lặp bên trong vòng lặp   
public class BreakExample2 {  
public static void main(String[] args) {  
  //Vòng lặp bên ngoài  
  for(int i=1;i<=3;i++){    
    //Vòng lặp bên trong  
    for(int j=1;j<=3;j++){    
      if(i==2&&j==2){    
        //Sử dụng break
        break;    
      }    
      System.out.println(i+" "+j);    
    }    
  }    
}  
}

Kết quả nhận được:

1 1
1 2
1 3
2 1
3 1
3 2
3 3

Khi i == 2 và j == 1 thì chương trình vẫn thực hiện in ra giá trị của i, j. Tuy nhiên, khi i == 2 và j == 2 thì break hoạt động, thoát khỏi vòng lặp bên trong.

Nhưng vòng lặp bên ngoài vẫn tiếp tục hoạt động và bắt đầu với vòng lặp i tiếp theo (i == 3)

Ví dụ 3: Sử dụng Break để phá vỡ một label trong Java

Bạn có thể phá vỡ một vòng lặp có nhãn bất kỳ, bất kể bạn đặt break ở bên trong vòng lặp nào.

// Sử dụng break để phá vỡ một label
public class BreakExample3 {  
public static void main(String[] args) {  
  aa:  
  for(int i=1;i<=3;i++){    
    bb:  
    for(int j=1;j<=3;j++){    
      if(i==2&&j==2){    
        //phá vỡ vòng lặp có nhãn aa 
        break aa;    
      }    
      System.out.println(i+" "+j);    
    }    
  }    
}  
}  

Kết quả:

1 1
1 2
1 3
2 1

Bạn đã hiểu về Break chưa?

Trong Java, bạn sử dụng break để kiểm tra hoạt động của vòng lặp cũng như thoát vòng lặp tại điều kiện chỉ định.

Thực hành các ví dụ về Break trong Java để nắm giữ câu lệnh này thuần thục hơn nhé.

JavaDEV